Tại sao nên đo nồng độ oxy trong máu
Khi cơ thể không đủ oxy hoặc hạ chỉ số SpO2 là tình trạng rất nguy hiểm. Nguyên nhân là vì nếu máu thiếu oxy, não, gan và nhiều cơ quan khác trên cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc nắm rõ lượng oxy trong máu, có phương án xử lý kịp thời khi gặp tình trạng nguy hiểm.
Một số triệu chứng khi bị giảm chỉ số SpO2: thay đổi về màu sắc của da, suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn, ho, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, khó thở, thở nhanh hoặc thở khò khè.
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường?
SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen – độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Giá trị SpO2 tốt sẽ dao động ở mức 95 – 100%.
Chỉ số oxy hóa máu tốt là rất cần thiết vì cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu giá trị SpO2 xuống dưới 95%, đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa máu kém, còn được gọi là tình trạng máu thiếu oxy. Ngoài ra, bạn cũng nên biết thêm về các mức độ của chỉ số SpO2 để có thể chủ động theo dõi sức khỏe:
- SpO2 từ 97% – 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt.
- SpO2 từ 94% – 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy
- SpO2 từ 90% – 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ
- SpO2 thấp hơn 90% là một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Máy đo nồng độ Oxy trong máu SPO2 KonSung F02W bao gồm:
- Hộp sản phẩm
- Dây đẹo
- Tờ hướng dẫn sử dụng
- Giẩy bảo hành
Đặc điểm nổi bật của máy đo nồng độ Oxy trong máu SPO2 KonSung F02W
- Thiết kế nhỏ gọn dễ dàng mang theo và sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
- Cho phép đo nồng độ bão hòa oxy trong máu và nhịp tim với độ chính xác khá cao.
- Sử dụng công nghệ cảm biến quang học hiện đại để tính độ bão hòa hemoglobin. Nhờ đó người dùng chỉ việc đặt đầu ngón tay của mình vào máy và đợi kết quả một cách nhanh chóng.
- Thời gian cho ra kết quả kể từ khi nhấn nút khởi động chỉ 2 giây.
- Màn hình OLED lớn xoay 4 chiều
- Có thể chỉnh mức để cảnh báo nhằm bảo vệ sức khỏe cho bạn
- Thiết bị phù hợp với tất cả kích cỡ đầu ngón tay từ trẻ em đến người lớn nhờ vào thiết kế lò xo bên trong máy. Sản phẩm thường được sử dụng tại các cơ sở y tế, tại gia đình,…
Hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ Oxy trong máu SPO2 KonSung
Mở kẹp, đặt ngón tay vào chạm điểm tận cùng của máy. Sau đó, nhấn nút nguồn trên máy. Máy bắt đầu đo (không di chuyển trong lúc đo). Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.
Những lưu ý khi sử dụng:
- Thay pin kịp thời khi báo pin yếu. Làm sạch bề mặt của Máy đo oxy xung huyết trước khi nó được sử dụng trong chẩn đoán cho bệnh nhân.
- Tháo pin bên trong nếu không hoạt động máy trong một thời gian dài.
- Bảo quản sản phẩm ở nơi có nhiệt độ -20 – 55 ℃ và độ ẩm 10% -95% sẽ tốt hơn.
- Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng không có hư hỏng rõ ràng nào ảnh hưởng đến sự an toàn và hiệu suất của thiết bị.
- Không bảo quản trong môi trường có chất dễ cháy, nhiệt độ và độ ẩm cực cao hoặc cực thấp thấp.
Thông số chi tiết của sản phẩm:
- Hoạt động nhanh chóng và dễ dàng
- Phạm vi đo oxy: 0% – 100%
- Độ chính xác đo oxy trong khoảng từ 70% – 100% (+/-2%)
- Phạm vi đo nhịp tim: 18 – 250 BPM
- Độ chính xác nhịp tim: 25 ~ 250 BPM (+/-3 BPM)
- Tự động tắt máy sau 8 giấy
- Màn hình OLED màu
- Nguồn điện: 2 x AAA (không bao gồm)
- Dây buộc để treo
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.